1. BQT thông báo: Bạn sẽ tiết kiệm rất nhiều, rất nhiều thời gian khi bạn tuân thủ ĐIỀU KHOẢN SỬ DỤNG của diễn đàn. "Bạn dành 1 tiếng, 2 tiếng... để đăng bài, BQT chỉ cần 1 phút để xóa tất cả các bài đăng của bạn."
    Dismiss Notice

16 thiết kế quảng cáo tuyệt đỉnh trên Facebook

Thảo luận trong 'Seo facebook' bắt đầu bởi Social, Thg 7 7, 2017.

Lượt xem: 1,383

  1. Social

    Social Administrator

    Kể từ đó, Facebook đã giới thiệu rất nhiều tính năng xác định mục tiêu mới mạnh mẽ và chi phí quảng cáo trên mạng xã hội toàn khắp thế giới đã tăng lên hàng tỷ đô la- và Facebook thì thu được một món hời cực lớn.

    [​IMG]
    Các mẹo nhằm tạo ra những quảng cáo tuyệt đỉnh trên Facebook

    Tất cả quảng cáo đó có nghĩa là cuộc cạnh tranh thu hút sự chú ý của người dùng đang trở nên nóng hơn bao giờ hết.

    Để giúp bạn chiếm lợi thế hơn trong mắt người hâm mộ, chúng tôi đã thêm7 mẹo mới để quảng cáo của bạn trở nên hiệu quả, viết mô tả đánh trúngtâm lý các đối tượng, chọnhình ảnh có ảnh hưởng đến đời sốngcủa họ và hơn thế nữa.

    Một chuyên gia quảng cáo thực thụ là người luôn học hỏi cái mới và liên tục thêm các công cụ mới vào hộp dụng cụ của mình. Đấy chính là chìa khóa- chỉ cần bạn ngừng học hỏi, bạn sẽ tụt lại thời đại còn nhanh hơn khi bạn kịp nói “CPC”.

    Đó là lý do tại sao chúng tôi quyết định thêm 7 mẹo hoàn toàn mới cùng 9 mẹo cũ: hãy thử xem và để lại bình luận cho chúng tôi biết nhé.
    9 Bí mật Lợi thế (Cổ điển) tạo ra các quảng cáo tuyệt đỉnh trên Facebook
    Quảng cáo trên Facebook khá là khó. Và nó sẽ ngày càng khó hơn. Khi nhiều nhà quảng cáo nhận ra tiềm năng và muốn thử sức, sự cạnh tranh gia tăng có thể nhanh chóng biến một quảng cáo thành công thành cỗ máy ngốn tiền.

    Sau khi quản lý hàng trăm nghìn đô la cho quảng cáo trên Facebook (và lãng phí rất nhiều tiền khi mắc phải những lỗi ngớ ngẩn), tôi đã học được những điều mới mẻ đầy ngạc nhiên trong mỗi chiến dịch mới mà tôi tạo ra.

    Tuy nhiên, cuối cùng,sự thành công của Quảng cáo trên Facebook chỉ có hai yếu tố quan trọng:

    1. Thiết kế tuyệt đỉnh (thu hút sự chú ý của người dùng trong khi tạo các sản phẩm theo mong muốn).
    2. Nhắm mục tiêu tập trung laze (chỉ hiển thị quảng cáo với đối tượng khách hàng tiềm năng).
    Dưới đây là 9 mẹo hiệu quả nhất mà tôi đã học được về cách tạo ra các mẫu quảng cáo Facebook tuyệt đỉnh để khuấy động và thu hút người dùng mua sản phẩm!

    1) Luôn kiểm tra nhiều bản thiết kế
    Bao nhiêu nhấn mạnh cũng không đủ cho phần này.Đừng bao giờ tưởng. Hãy luôn luôn kiểm tra mọi thứ. Bất kể trình độ chuyên môn của bạn là gì hoặc bạn đã quảng cáo trên Facebook bao lâu, hãy luôn kiểm tra cả thiết kế và mục tiêu của quảng cáo.

    Mỗi khi bạn tạo chiến dịch mới, hãy dành thời gian để tạo ra ít nhất 4 Thiết kế Quảng cáo trên Facebook và sau đó thử nghiệm từng cái một. Ví dụ: bạn có thể kiểm tra hai hình ảnh khác nhau với hai mô tả khác nhau (2 hình ảnh x 2 mô tả = 4 biến thể).

    Như bạn có thể đoán được, tại AdEspresso, chúng tôi rất thích hình minh họa. Mỗi bài viết có một thiết kế độc đáo và chúng tôi đồng thời sử dụng thiết kế này cho quảng cáo, nhưng chúng tôi đã phát hiện ra rằng chiến lược đó không phải lúc nào cũng có hiệu quả. Trong khi các hình minh họa đem lại hiệu quả khá tốt và là thương hiệu tuyệt vời, nhất là quảng cáo có hình người thì kết quả còn tốt hơn nhiều:

    [​IMG]
    Bài đăng có hình người

    Giá mỗi lượt tải xuống là 1.68 đô

    [​IMG]
    Bài đăng có hình linh vật của AdEspresso

    Giá tải xuống của bản này là 3.13 đô

    Xem kìa! Quảng cáo có hình người hoạt động tốt gấp đôi linh vật yêu dấu của chúng tôi.

    Vì vậy, hãy nhớ: kiểm tra tất cả mọi thứ, kể cả những ý tưởng điên rồ nhất. Sau đó, trộn lẫn vào nhau để làm mới mọi thứ: thay đổi cả mô tả và hình ảnh để giảm thiểu những yếu điểm trong Quảng cáo và tránh Tần suất Quảng cáo cao làm giảm hiệu quả quảng cáo.

    2) Tạo Chân dung Khách hàng
    Hầu hết các doanh nghiệp có các loại khách hàng khác nhau với các nhu cầu khác nhau. Bằng cách tạo Chân dung khách hàng, bạn không chỉ cải thiện được Thiết kế Quảng cáo trên Facebook, mà còn phục vụ khách hàng tốt hơn, toàn diện hơn.

    Đối với mỗi loại khách hàng tiềm năng, hãy tạo một chân dung riêng. Nam hay nữ? Chuyên nghiệp hay nghiệp dư? Vấn đề nan giải nhất họ muốn được giải quyết khi sử dụng sản phẩm của bạn là gì?

    Một khi bạn đã xây dựng được Chân dung người mua, hãy thiết kế một Quảng cáo trên Facebook (kết hợp với nhắm mục tiêu tập trung laze) cho mỗi một loại khách hàng, trực tiếp gãi vào chỗ ngứa của họ. Dưới đây là ví dụ về hai Quảng cáo tiềm năng của AdEspresso, một quảng cáo nhắm vào các công ty Khởi nghiệp và một quảng cáo nhắm vào các Đơn vị Truyền thông:

    [​IMG]
    Hai quảng cáo khác nhau của AdEspresso cho hai mục tiêu đối tượng khác nhau

    Các đề xuất với những giá trị khác nhau phải không. Với Công ty Khởi nghiệp, chúng tôi nêu bật mong muốn phát triển càng nhanh càng tốt của họ. Với các Đơn vị truyền thông, chúng tôi tập trung vào quản lý Quảng cáo trên Facebook nhanh hơn với những kết quả tốt hơn.

    3) Thêm Các bằng chứng Xã hội
    Bạn có biết cảm xúc có ảnh hưởng nhất đến quyết định mua hàng là gì không?

    Sợ hãi.

    [​IMG]
    Dropbox cho Doanh nghiệp là Dropbox mà bạn biết và sẽ yêu nó nhiều hơn với các tính năng doanh nghiệp mà bạn cần. Hãy tham gia sử dụng cùng hơn 100 000 doanh nghiệp khác

    Mọi người lẩn tránh mua sản phẩm của bạn bởi họ sợ mất tiền và sợ có quyết định sai lầm.Đây là lý do tại sao sản phẩm miễn phí lại có hiệu quả đến vậy. Và nó không chỉ là về tiền. Miễn phí = Không rủi ro = Không sợ hãi.

    Tất nhiên, tôi không gợi ý rằng bạn nên tặng miễn phí sản phẩm của bạn (mặc dù đôi khi bạn nên). Tôi chỉ gợi ý rằng bạn cần phải giải quyết những lo ngại của khách hàng bằng cách thêm Bằng chứng xã hội vào Thiết kế Quảng cáo trên Facebook của bạn.

    Một bằng chứng xã hội tuyệt vời làm giảm sợ hãi là lời kiểm chứng từ những người nổi tiếng. Có một xác nhận VIP, sản phẩm của bạn ngay lập tức mang lại cho bạn sự tín nhiệm và loại bỏ mức độ sợ hãi. Nhưng tất nhiên, cách này khá tốn kém đấy.

    Nếu bạn không có lời kiếm chứng nào, bạn vẫn có thể tận dụng lượng lớn cơ sở người dùng. Hãy xem một ví dụ của Dropbox nhé. Dù rất nổi tiếng, họ vẫn nêu bật rằng họ có đến hơn 100 000 doanh nghiệp dựa vào họ. Lời chứng thực chính là bản thân họ luôn đấy.

    Bạn có thể tưởng tượng được người dùng phản ứng như thế nào? 100 000 doanh nghiệp?! Wow! Nếu tất cả mọi người và các chị em gái của họ cũng đang sử dụng Dropbox, vậy phải có một lý do nào đó. Nó chắc hẳn phải là một sản phẩm tuyệt vời, vậy thì tôi chẳng còn sợ gì nữa mà không thử. Làm sao mà tất cả số người kia đều có thể sai được cơ chứ?

    4) Cú pháp Kêu gọi hành động (CTA)
    [​IMG]
    Ấn để dùng thử

    Thêm CTA vào Quảng cáo trên Facebook có thể không tăng tỷ lệ nhấp chuột hay làm cho quảng cáo hấp dẫn hơn nhưng có thể cải thiện tỷ lệ chuyển đổi tổng thể và giảm chi phí cho mỗi lượt chuyển đổi.

    Tại sao? Bởi một CTA tuyệt vời sẽ giảm ma sát đấy. Nếu người dùng nhấp vào quảng cáo và đến trang đích của bạn, thì sẽ không cần phải tốn thời gian để tìm hiểu xem phải làm gì tiếp theo đâu. Người dùng đã biết và sẽ nhanh chóng thực hiện hành động như mong muốn.

    Người dùng ấy sẽ biết vì bạn đã nhắc trong Quảng cáo với CTA kiểu: "Tải xuống eBook của chúng tôi...", "Đăng ký bản tin của chúng tôi để có cơ hội giành chiến thắng...", "Tham gia khảo sát và nhận ngay 10 đô la...", Vv

    5) Chọn hình ảnh nổi bật
    Nếu quảng cáo là một cuộc chiến, thì Bảng tin chính là chiến trường của bạn. Và sẽ là một chiến trường đông đúc đấy.

    [​IMG]
    Chọn hình ảnh nổi bật

    Nếu bạn muốn quảng cáo của mình được nhấp vào, bạn phải thu hút sự chú ý của người dùng để họ đọc quảng cáo của bạn. Điều này nằm ở hình ảnh quảng cáo của bạn. Hình ảnh hợp lý sẽ bắt mắt ngay lập tức và kiếm được một lượt nhấp chuột đấy.

    Vì vậy, hãy cẩn thận để chọn ra một hình ảnh thật nổi bật. Bạn cũng có thể thử thêm một số hình ảnh tương phản thị giác. Thực lòng thì, tôi không thích chiến thuật này vì nó trông giống spam và tạo thương hiệu không tốt. Nhưng mà, cũng vẫn có hiệu quả đấy.

    Chiến lược tốt hơn nữa là sử dụng bộ lọc giống Instagram cho ảnh của bạn. Sáng tạo nhưng hãy nhớ, dù hình ảnh cần nổi bật, nhưng không nên gây khó chịu hoặc có hiệu ứng quá mạnh. Bởi vì có thể bị vi phạm nguyên tắc Facebook và quảng cáo sẽ không được chấp nhận.

    6) Giải quyết vấn đề hợp tình hợp lý
    Chúng ta cho rằng chúng ta là loài động vật thông minh và luôn hành động theo lí trí, nhưng chỉ đúng một phần nào đấy thôi. Khi mua hàng, mặt tình cảm cũng rất có tiếng nói đấy.

    Một danh sách các tính năng sản phẩm đơn giản có thể thuyết phục được mặt lý trí của người dùng nhưng lại chẳng có chút hiệu quả nào về mặt cảm xúc cả. Mặt cảm xúc chẳng hề quan tâm đến tính năng đâu, mà chỉ quan tâm đến lợi ích thôi.

    Không ai muốn trở thành một triệu phú chỉ có tiền. Họ muốn một lối sống mang lại lợi ích đi kèm với sự giàu có. Tương tự vậy, bạn không mua một sản phẩm vì các tính năng của nó. Bạn mua nó để giải quyết vấn đề, và để làm cho cuộc sống của bạn tươi đẹp hơn.

    Do đó, trong thiết kế Quảng cáo trên Facebook, hãy giải quyết các vấn đề sao cho hợp tình hợp ý người dùng. Dưới đây là một ví dụ tuyệt vời:

    [​IMG]
    Phân tích quảng cáo của Hootsuite

    7) Nhất quán
    Tương tự CTA,tính nhất quán sẽ giảm ma sát và giúp người dùng của bạn hoàn thành hành động được mong đợi. Nếu có ai đó nhấp vào quảng cáo của bạn, đó là vì họ thích hình ảnh, thông điệp và những gì bạn cung cấp.

    Sau khi nhấp vào, họ sẽ đi tới một trang đích chứa những gì họ thấy trong quảng cáo. Hãy sử dụng hình ảnh và từ ngữ giống nhau, đi sâu vào mô tả sản phẩm và nói tại sao họ nên mua sản phẩm của bạn.

    Mọi người sẽ quyết định nếu họ ấn thích một trang web trong vài giây. Nếu bạn không tóm lấy họ ngay lập tức, bạn sẽ mất họ. Hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu, sau khi nhấp vào quảng cáo đôi giày thể thao màu đỏ trên Facebook, bạn lại đi đến một trang với hàng trăm đôi giày thể thao nhưng không có màu đỏ. Bạn sẽ thoát luôn, đúng chứ?

    Đây là một điều rất quan trọng mà nhiều nhà quảng cáo bỏ qua! Sau khi tìm kiếm một ví dụ ngon nghẻ trong hơn nửa giờ, tôi đã từ bỏ, và nhanh chóng tìm ra một lỗi điển hình thế này:

    [​IMG]
    Lỗi điển hình thường gặp trong các quảng cáo

    Đấy hãy nhìn xem: Tôi ấn vào một quảng cáo rất cụ thể có chiếc giày màu hồng, và ở trang đích, chẳng liên quan gì đến chiếc giày hồng cả. Và cũng chẳng có dòng nào đề cập đến giảm giá 55%.

    8) Đặt đúng quảng cáo đúng chỗ
    Vị trí chính xác của Quảng cáo trên Facebook là rất quan trọng và bạn cần tối ưu hóa thiết kế của mình cho mỗi vị trí cho thật lý tưởng.

    • Bảng tin trên Máy tính:Thích hợp cho tương tác, tạo ra doanh thu và khách hàng tiềm năng. Hỗ trợ sao chép dài hơn và mô tả liên kết.
    • Cột phải trên màn hình Máy tính:Hiệu quả kém hơn nhưng rẻ hơn. Hình ảnh nhỏ hơn và văn bản khó đọc được. Hoạt động hiệu quả hơn với người dùng được tái xác định mục tiêu, những người đã biết thương hiệu của bạn. Hãy sử dụng hình ảnh bắt mắt người dùng.
    • Bảng tin trên Điện thoại:Thích hợp cho việc tương tác và cài đặt ứng dụng dành cho thiết bị di động. Như chúng ta đã thấy trong bài đăng gần đây, người dùng di động thường nhấp vào "Thích" rất nhiều. Bản mô tả ngắn hơn, vì vậy hãy cẩn thận. Mặc dù tỷ lệ chuyển đổi trên điện thoại di động thường là ảo, nhưng điện thoại di động vẫn rất thích hợp cho việc khám phá. Người dùng sẽ khám phá sản phẩm của bạn trên điện thoại của họ... và mua nó trên máy tính vào ngày hôm sau.
    Xem quảng cáo dưới đây. Nó nằm trong cột bên phải, rõ ràng là quảng cáo trên Bảng tin. Đơn giản thì, Chữ quá nhỏ, chẳng đọc được. Phần mô tả cũng vậy. Nó quá dài, và thậm chí tôi không thể biết đấy là quảng cáo cho cái gì nữa.

    [​IMG]
    Phông chữ chèn trên hình quảng cáo quá nhỏ và dài

    9) Luôn luôn đáng tin cậy
    Niềm tin và sự tín nhiệm là cực kì quan trọng. Nếu không có chúng, bạn sẽ không bao giờ thuyết phục người dùng mua sản phẩm của bạn, đưa địa chỉ email của họ cho bạn, hoặc thiết lập bất kỳ mối quan hệ nào.

    Mặc dù điều này là thông thường,mọi lúc tôi thấy quảng cáo không có vẻ đáng tin cậy thì đối với tôi, ngay lập tức nó sẽ biến thành tin rác. Bí mật số 6 ở trên mô tả cách bạn có thể thu hút tình cảm của người dùng bằng những lợi ích của sản phẩm, nhưng không có nghĩa là nên hứa hẹn quá nhiều, hay tệ hơn là nói dối trắng trợn.

    Một khóa học tự cải thiện chắc chắn có thể hỗ trợ cho sự nghiệp của bạn. Dịch vụ AirBnB chẳng hạn, có thể giúp bạn kiếm được thêm tiền từ một phòng ngủ không sử dụng. Nhưng bạn có thể quảng cáo bằng hình ảnh ai đó lái xe Ferrari hay vui chơi trên Du thuyền không? Như thế thì đi quá xa rồi, đúng không?

    Xem hai quảng cáo này nhé:

    [​IMG]
    Quảng cáo với những con số bị thổi phồng

    Tôi có thể dễ dàng tin rằng một Công ty khởi nghiệp có thể đảm bảo cho tôi 100 đô la mỗi tháng - hoặc thậm chí lên đến 1.000 đô la mỗi tháng. Nhưng với con số rất lớn, điều này có thể dẫn đến nghi ngờ sự tín nhiệm của thương hiệu hoặc công ty bạn đấy.

    Ví dụ: “Tệp Swipe 25 triệu đô" hàm ý rằng các tệp tin mà bạn nhận được có giá trị, hoặc có giá trị lên đến, 25 triệu đô la.

    Trong khi doanh nghiệp quảng cáo này có thể thực sự kiếm được số tiền cao như vậy với hồ sơ này, nhưng số tiền đô la bị phóng đại lớn tương đương với tính ẩn danh và tính ngắn gọn của yêu cầu bồi thường.
     
  2. Social

    Social Administrator

    7 Bí mật lợi thế Tạo ra Thiết kế Quảng cáo Tuyệt đỉnh trong năm 2016
    10) Sử dụng tâm lý màu sắc làm lợi thế
    Nếu bạn không khai thác sức mạnh tâm lý mà màu sắc khác nhau đem lại, thì bạn cũng sẽ bỏ lỡ một lực lượng sáng tạo quan trọng mà mọi quảng cáo hàng đầu của Facebook đang sử dụng đấy.

    Theo một nghiên cứu trong Quyết định Quản lý, 90% tất cả các đánh giá nhanh chóng mà chúng tôi đưa ra về các sản phẩm có thể được bắt nguồn từmàu sắc. Dưới đây là một số khuynh hướng khoa học chủ yếu về cách con người cảm nhận màu sắc mà bạn cần lưu ý:

    • Những người lớn tuổi thích xanh da trời, tím và xanh lá cây, trong khi những người trẻ tuổi thích màu vàng, đỏ và cam.Khi chúng ta già đi, sở thích của chúng ta thiên nhiều về các màu tối và lạnh hơn là các màu nóng.
    • Hầu hết mọi người không thíchmàu cam.Từ nghiên cứu tổng hợp so sánh sở thích màu sắc trên 232 người từ 22 quốc gia của Joe Hallock, sau màu cam, các màu tím, vàng và màu nâu cũng là các màu ít được thích.
    • Nó dựa trên tiêu chí của sự đúng đắn và phù hợp, chứ không chỉ là một giải pháp cho vấn đề phức tạp. Sự thật là nếu bạn có một sản phẩm chất lượng kém, bạn sẽ không xoay chuyển được tình thế bằng cách gắn thêm một logo màu xanh dương lên nó đâu. Hầu hết xu hướng của chúng tôi đánh giá cao màu sắc nhất định trong thị trường để xem màu sắc đó phù hợp với sản phẩm mà chúng tôi đang xem xét đến đâu.
    Khi lên kế hoạch cho quảng cáo của bạn và quyết định màu sắc để sử dụng, hãy nghĩ về thị trường mà bạn đang bán, họ thích gì, họ mong đợi cái gì thì bạn sẽ suy nghĩ đúng hướng. Ví dụ để xem nó hoạt động ra sao trong thế giới thực, chúng tôi đã áp dụng hình ảnh cổ điển của các nhãn hiệu khác nhau được sắp xếp theo màu sắc và vẽ một vài liên kết lên:

    [​IMG]
    Hướng dẫn cảm xúc dựa trên màu sắc

    Các công ty gas này - BP, Shell, Gulf, ExxonMobil - có thể sản xuất một sản phẩm giống hệt nhau cho người tiêu dùng. Nhưng những công ty này, một phần của Seven Sisters huyền thoại về sản xuất dầu mỏ, lại để lại ấn tượng cực kì khác nhau trong tâm trí của người tiêu dùng nhờ vào màu sắc nổi bật đáng kinh ngạc. Nếu bạn định mở một công ty dầu khí, thì tôi khuyên là, “Chọn màu xám đi”. Hãy là một Apple về gas.

    Cùng một loại tâm lý màu sắc có thể được nhìn thấy trong các công ty công nghệ cao trên biểu đồ (vạch màu xanh). Apple đại diện cho sự trung lập, bình tĩnh và cảm quan thiết kế. Facebook đại diện cho sự tín nhiệm và tin cậy. Yahoo đại diện cho sự khôn khéo... hoặc ít nhất, họ đã làm được, một tiêu chí- ban đầu, Yahoo đã thiết lập để tổ chức tất cả các thông tin trên internet vào một trang chủ, và họ đã làm việc này khá tốt.

    Đừng coi biểu đồ ấy là cẩm nang- "Sản phẩm của tôi rất thú vị, vì vậy tôi phải sử dụng màu đỏ trong các quảng cáo trên Facebook của tôi"- nhưng hãy quan sát xem đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm gì. Nhìn vào những điểm có hiệu quả. Những thay đổi nhỏ trong màu sắc cũng có thể ảnh hưởng đến cách xem quảng cáo, vậy nên hãy dành thời gian rồi mới đưa ra quyết định nhé.

    11) Sử dụng hình ảnh cụ thể theo vị trí
    Một trong những điều tuyệt vời về quảng cáo trên Facebook là dễ dàng thiết lập nhiều chiến dịch nhắm mục tiêu đến các khu vực vị trí địa lý khác nhau. Nhưng bạn sẽ không tận dụng được tối đa sức mạnh của quảng cáo trên Facebook nếu bạn không thay đổi nội dung quảng cáo sao cho phù hợp với khu vực địa lý bạn đang nhắm mục tiêu đến.

    Kisi đã có mặt ở Mỹ, đây là một khởi động không cần chìa khóa giúp các văn phòng chăm sóc nhân viên, tiếp cận các tòa nhà từ xa. Nhưng nếu bạn ở thành phố New York, bạn sẽ không nhìn thấy quảng cáo Kisi chung chung trên Bảng tin của bạn đâu. Mà sẽ thấy một quảng cáo được xác định mục tiêu trông thế này này:

    [​IMG]
    Bài đăng quảng cáo trên Facebook của Kisi

    Nếu bạn ở thành phố New York, thì xin đảm bảo rằng quảng cáo được dán ở NYC (thành phố NY) sẽ vượt xa quảng cáo được hiển thị ở bất cứ nơi đâu nhằm thu hút sự chú ý của bạn. Đây là cái gì đó lạ lẫm trong các quảng cáo trên Facebook của hầu hết mọi người, nhưng đây là điều mà các nhà quảng cáo truyền thống chắc chắn đã từng bắt gặp - hãy xem quảng cáo Haagen-Dazs của BART ở San Francisco:

    [​IMG]
    Quảng cáo Haagen-Dazs của bart

    Dù có thỏa mãn hay không thì quảng cáo này đã thu hút được sự chú ý của thế giới công nghệ cao. Nếu bạn định chi tiền để nhắm mục tiêu vào khách hàng sống ở khu đô thị đắt đỏ như New York và San Francisco, bạn có thể tận dụng được tính đặc thù đó để hướng đến thông điệp mang tính cá nhân hoặc thông điệp được hướng đến trong quảng cáo của bạn.

    12) Tận dụng quyền năng của hàng miễn phí mà vẫn không phải cho không sản phẩm
    Chúng tôi luôn dõi theo những gì miễn phí. Đó là một trong những từ kích hoạt nói về những thứ xung quanh nó một cách hấp dẫn hơn- hãy kể tên ra nào, bia miễn phí, tiền miễn phí, thức ăn miễn phí. Chúng ta đều thích miễn phí.

    Trong quảng cáo, Miễn phí là một phương pháp cực kì hiệu quả. Nó chắc chắn sẽ giúp bạn nổi bật hơn so với những phần lớn quảng cáo khác xuất hiện trên Bảng tin của mọi người, những quảng cáo đòi hỏi người dùng phải trả phí để có sản phẩm, nhưng tận dụng tâm lý miễn phí không có nghĩa là bạn phải cho không những sản phẩm của mình.

    Ví dụ: bạn có thể đưa ra đề xuất nhận được món đồ cụ thể gì đấy khi mua hàng.

    [​IMG]
    Quảng cáo của Plated sử dụng phương pháp triển khai ưu đãi cho khách hàng

    Hoặc, bạn đơn giản có thể dùng chữ Miễn phí như một thiết bị tạo ra khách hàng tiềm năng. Nội dung tiếp thị là một phương pháp mạnh mẽ để phát triển doanh nghiệp đấy. Nhưng bạn sẽ không thể có được nam châm tạo ra khách hàng tiềm năng nếu mọi người không đọc được và không thu được giá trị gì từ quảng cáo. Đưa ra thông tin hữu ích miễn phí là cách dễ dàng và hiệu quả nhất để truyền bá nội dung của bạn và cho mọi người biết bạn là một nguồn thông tin đáng tin cậy.

    [​IMG]
    Quảng cáo sách điện tử miễn phí nhằm tạo dựng niềm tin với khách hàng trên Facebook của AdEspresso

    13) Tận dụng lời kiểm chứng từ khách hàng
    Tất cả chúng ta đều yêu thích cảm giác trở thành một phần của cái gì đó. Khi bạn thấy những người khác nói về việc họ yêu mến một hình ảnh của một con mèo trên Facebook nhiều thế nào, bạn cũng muốn vào và thể hiện cảm xúc của bạn. Khi bạn thấy một điều gì đó mà bạn cảm thấy bị xúc phạm, bạn tham gia bằng cách thích các trạng thái có liên quan và đăng một số từ để cho thấy bạn đồng ý.

    Khi bạn nhìn thấy những lời chứng thực từng khách hàng, một bán cầu não lóe lên như thể muốn nói: “Mua cái này đi. Vào câu lạc bộ nữa nào”.

    [​IMG]
    Sử dụng kiểm chứng thực từ những người đã sử dụng sản phẩm của mình

    Tận dụng khách hàng để biến quảng cáo Facebook của bạn hấp dẫn. Không ai có thể trở thành đại diện bán hàng tốt hơn nữa khi bạn cố gắng để mọi người nhấp vào quảng cáo của bạn trong Bảng tin kể từ khi Facebook trở thành một phương tiện xã hội lớn đến vậy. Và như chúng tôi đã đề cập trước đó, doanh số bán hàng tốt nhất không phải từ bán hàng trực tiếp mà là qua giới thiệu.

    14) Tận dụng giao điểm các sở thích
    Nhắm mục tiêu vào giao điểm các sở thích là một trong những chiến thuật mạnh nhất để khiến mọi người ngừng kéo màn hình và xem quảng cáo của bạn. Nó hoạt động như sau:

    • Chọn hai ý tưởng lớn – không cần hai ý tưởng quá liên quan và sẽ tốt hơn nếu chưa có đấy- và nhập nó vào Trình quản lý chiến dịch của bạn khi bạn thiết lập quảng cáo
    • Chọn tùy chọn "tất cả các tùy chọn" này - bạn chỉ muốn quảng cáo của bạn được hiển thị cho những người thích cả hai sở thích khác nhau mà bạn đặt điểm giao.
    • Thiết kế quảng cáo của bạn xung quanh các điểm giao này
    Chúng tôi đã làm điều này trước đây, nhắm mục tiêu vào những người hâm mộ đội bóng đá của trường đại học và thích Taco. Trong ví dụ này của Dr Pepper, bạn có thể thấy những gì bạn có thể làm nếu bạn nhắm mục tiêu vào những người hâm mộ bóng đá ở đại học và Dr Pepper:

    [​IMG]
    Quảng cáo trên Facebook của Dr Pepper

    Hoặc bạn có thể những người thích các chuyến phiêu lưu ngoài trời được Toyota nhắm đến

    [​IMG]
    Quảng cáo trên Facebook của Toyota

    Giao điểm sở thích rất có hiệu lực cho những lý do vị trí hóa quảng cáo có hiệu lực tương tự. Khi bạn hiển thị cho mọi người một quảng cáo giống như là nói về họ, có nhiều khả năng họ sẽ dừng lại, nhấp vào và chia sẻ vì họ cảm thấy kết nối với cá nhân với họ. Nếu bạn đi đúng hướng, khoản thu lại sẽ rất tuyệt đấy. Hãy xem cách này hiệu quả thế nào khi chúng tôi nhắm mục tiêu vào các fans của bóng đá đại học và fans của Taco nhé:

    [​IMG]
    So sánh số liệu trong hai quảng cáo nhắm đối tượng mục tiêu khác nhau

    15) Sử dụng ảnh có mặt người
    Theo một nghiên cứu năm 2005 của Caltech, thậm chí có một nhóm các tế bào cụ thể trong não của chúng ta chỉ hoạt động khi chúng ta nhìn thấy một khuôn mặt. Và rồi ra đời một hiệu ứng tâm lý nổi tiếng được gọi là Pareidolia khiến con người tìm khuôn mặt trong các vật dụng hàng ngày như bếp lò và nhà vệ sinh. Chìa khóa ở đây là mọi người thích nhìn thấy những khuôn mặt. Đó là một hiện tượng ăn sâu vào trong não của chúng ta, một vết tích của những con người nguyên thủy - vì vậy hãy sử dụng các khuôn mặt trong các quảng cáo Facebook của bạn nhé!

    [​IMG]
    Quảng cáo có hình người của Teatank

    Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao các linh vật trên hộp ngũ cốc luôn luôn là những chú động vật dễ thương hoặc nhân vật hoạt hình nhìn chằm chằm vào bạn? Thì, theo một thí nghiệm của Cornell Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, lý do họ làm vậy là bởi vì nó có hiệu quả. Khi còn nhỏ, mỗi lần đi siêu thị, chú thỏ Trix lại nhìn vào đôi mắt ngây thơ dễ thương của chúng tôi và khiến chúng tôi dần dần thích Trix hơn.

    Chúng tôi cải tiến sản phẩm phù hợp hơn và đính tệp đính kèm. Hãy làm cho khách hàng của bạn cảm thấy tương tự như vậy và đặt những khuôn mặt trong quảng cáo của bạn trên Facebook.

    16) Luôn ở thế nước rút
    Không gì khó chịu hơn là bị tuột mất một khuyến mãi lớn chỉ vì muộn một chút. Nguyên tắc của cảm giác ghét bị thua thiệt là: chúng ta thấy buồn khi bỏ lỡ điều gì đó, nhưng chúng ta còn buồn hơn nếu chúng ta thua cuộc. Và khi nhìn thấy cơ hội hiện ngay trước mắt, ta không muốn để nó tuột khỏi bàn tay mình.

    Nhưng một trong những vấn khó khăn nhất của quảng cáo ngày nay là sự gấp rút ấy thường không kích thích được người tiêu dùng. Kể từ khi chúng ta có thể nhận được hàng đặt trên Amazon dưới 5 tiếng và các hình thức thương mại điện tử khác thì cung cấp tùy chọn giao hàng 1-2 ngày, người mua đã cảm thấy họ có thể mua bất cứ cái gì bất cứ khi nào họ muốn.

    Khắc phục sự khan hiếm và tình trạng gấp rút có thể hiểu là thu hút sự chú ý của người dùng bằng một khuyến mãi bắt mắt để họ không thể nhắm mắt làm ngơ được. Bạn sẽ muốn tạo ra một cảm giác sâu sắc về FOMO- sợ bỏ lỡ, giống như quảng cáo dưới đây của Hãng Đồng hồ Junction khi họ quảng cáo cho khuyến mãi giảm đến 60% đấy.

    [​IMG]
    Quảng cáo của Watch Junction trên Facebook về khuyến mãi bất ngờ cho khách hàng

    Có rất nhiều cụm từ thể hiện sự gấp gáp khác nhau mà các nhà viết quảng cáo sử dụng trong tiêu đề và văn bản quảng cáo kích thích người xem. Hãy thử một số những cụm từ dưới đây trong lần quảng cáo tới của bạn trên Facebook xem nhé:

    • Thời gian có hạn!
    • Duy nhất!
    • Hôm nay!
    • Hãy nhanh chân!
    • Mua ngay!
    • Hãy mua ngay!
    • Cơ hội cuối cùng!
    Nguồn: taki.edu.vn